Điều khoản sử dụng

​Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đang là một xu hướng toàn cầu. Tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, TTKDTM đã được áp dụng rộng rãi trong sinh hoạt như ăn uống, mua sắm, du lịch… cho đến các dịch vụ y tế, giáo dục, giao thông công cộng… nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế nhiều rủi ro do sử dụng tiền mặt

Điển hình, tại Singapore, người dân hoặc khách du lịch chỉ cần mua một thẻ đi lại EZ Link Card với giá tầm 12 SGD (khoảng hơn 200.000 đồng tiền Việt Nam) là có thể di chuyển nhiều lần trên hệ thống giao thông công cộng gồm tàu điện ngầm và xe bus. Khi sử dụng hết giá trị thẻ thì có thể mua thẻ mới, nạp thêm tiền hoặc không dùng hết thì người dùng cũng có thể lấy lại tiền.

Tại Việt Nam, hưởng ứng chủ trương của chính phủ, nhiều ngân hàng và các tổ chức thanh toán trung gian đã từng bước triển khai, xây dựng, hiện đại hóa các hệ thống thanh toán, thiết lập cơ sở hạ tầng, công nghệ thanh toán tiên tiến nhằm thúc đẩy thói quen TTKDTM trong cộng đồng. Hiện việc chi/nhận lương, mua sắm, thanh toán qua thẻ ngân hàng; thông qua ngân hàng hay hệ thống ngân hàng điện tử hoặc ví điện tử để thanh toán các hóa đơn, nộp ngân sách nhà nước; chuyển/nhận tiền qua ATM với điện thoại di động… đã không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam.

7-kenh-thanh-toan-hoc-phi-khong-dung-tien-mat-cho-phu-huynh-tai-tp-hcm.gif 

7 kênh thanh toán học phí không dùng tiền mặt cho phụ huynh tại TP HCM - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, trong các lĩnh vực đặc biệt, TTKDTM cũng được các ngân hàng nghiên cứu và đưa vào triển khai. Một điển hình là đề án Thẻ học đường thông minh SSC (School Smart Card), là đề án nhằm đưa các tiện ích thanh toán và công nghệ ngân hàng hiện đại đến gần hơn với phụ huynh, học sinh và nhà trường do Sở Giáo dục TP HCM cùng với Sacombank và các ngân hàng trên địa bàn triển khai từ năm 2014.

Hiện phụ huynh tại các trường tham gia đề án ở địa bàn TP HCM như THPT Nguyễn Hiền, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Marie Curie… đã có thể thông qua thẻ SSC để thanh toán học phí và các khoản phí khác cho nhà trường một cách tiện lợi, an toàn, đồng thời hạn chế được nhiều rủi ro có thể xảy ra với 7 kênh như sau: (1) Thanh toán tại các điểm giao dịch của ngân hàng, (2) Thanh toán qua Internet Banking, (3) Thanh toán qua Mobile Banking, (4) Thanh toán qua máy POS tại nhà trường, (5) Thanh toán tự động - tức ủy thác cho ngân hàng thanh toán tự động cho nhà trường khi phát sinh hóa đơn học phí, (6) Thanh toán qua website của Ban đề án SSC (www.thessc.vn), (7) Thanh toán qua Trung tâm dịch vụ khách hàng của ngân hàng.

7-kenh-thanh-toan-hoc-phi-khong-dung-tien-mat-cho-phu-huynh-tai-tp-hcm-2.jpg

7 kênh thanh toán học phí không dùng tiền mặt cho phụ huynh tại TP HCM - Ảnh 2.

Ngoài cung cấp dịch vụ thanh toán, Sở Giáo dục TP HCM cùng các ngân hàng còn đang phát triển thêm nhiều tiện ích học đường để thẻ SSC có thể phát huy tối đa tính khả dụng của mình. Đặc biệt, từ năm học 2017 - 2018, căn cứ thông tin cá nhân do phụ huynh và học sinh cung cấp, Ban đề án SSC sẽ phát hành miễn phí thẻ SSC cho toàn bộ học sinh các trường tham gia đề án để thay cho thẻ học sinh. Học sinh dùng thẻ này để điểm danh khi ra vào trường (trường hợp sử dụng điện thoại thông minh, phụ huynh có thể cài đặt phần mềm điểm danh để giám sát việc đi học của con một cách chặt chẽ hơn) và tra cứu tài liệu trên phần mềm thư viện điện tử của trường… .

Trong tương lai gần, thẻ SSC có thể sẽ còn được tích hợp thêm ID đăng nhập hệ thống số hóa giáo dục, hệ thống quản lý giáo dục, giao tiếp với các hệ thống khác như hệ thống vận tải công cộng, hệ thống quản lý dữ liệu y tế cá nhân… Tất cả các chương trình nhằm hướng đến góp phần thực thi chủ trương xây dựng thành phố thông minh của UBND TP HCM, giúp TP HCM hội nhập nhanh với tốc độ phát triển của khu vực và thế giới.

Tin tức liên quan

Cổng thông tin Napas Dành cho nhà phát triển Chương trình marketing
null